Mới đây, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin Tập đoàn Nike đã chuyển sản xuất khỏi Việt Nam. Các thông tin này cho biết, Adidas và Puma cũng sẽ có những động thái tương tự trong tháng 11.2021.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam – khẳng định, thông tin trên hoàn toàn không chính xác.
Thông tin Nike chuyển sản xuất ra khỏi việt nam là không chính xác
Bà Xuân cho biết, 88 trong tổng số 112 nhà máy của Nike tại Việt Nam đều nằm ở miền Đông Nam Bộ. Chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm sneakers đang rất đắt hàng mang nhãn hiệu Nike.
“Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước. Đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành dệt may và giày dép. Việc Nike chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác là có. Nhưng không có chuyện chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam. Đó là thông tin không chính xác” – bà Xuân cho hay.
Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) – khẳng định với Lao Động. Không có chuyện Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam”.
“Trong giai đoạn vừa qua, một số đơn hàng của Nike đến hạn. Để kịp giao hàng và đảm bảo đúng tiến độ. Nike đã chuyển đơn hàng sang nhà máy ở một số quốc gia khác. Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban ngành. CEO của Nike cũng khẳng định sẽ không rời bỏ Việt Nam. Không có chuyện chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang các quốc gia khác”, ông Tuấn Anh nói.
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết, trong 9 tháng năm 2021. Ngành giày dép các loại xuất khẩu ước đạt 13,33 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao. Đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Sự thích ứng của các doanh nghiệp
Bà Hoàng Ngọc Ánh – Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) – cho hay. Trong bối cảnh này, VITAS đã làm việc cùng hơn 60 CEO các nhãn hàng dệt may hàng đầu của Mỹ bàn về cách vận động vaccine và hỗ trợ y tế cho Việt Nam.
“Các nhãn hàng đều rất lo lắng về nguy cơ đơn hàng và chuỗi cung ứng bị đứt gãy trong các tháng cuối năm. Khi mà vaccine chưa về kịp, việc giãn cách gây ảnh hưởng trầm trọng tới việc quay trở lại sản xuất khi mà việc thực hiện “3 tại chỗ” là không khả thi đối với các doanh nghiệp sử dụng lượng lớn công nhân,” bà Ánh cho hay.
Theo bà Ánh, VITAS đã kiến nghị các nhãn hàng có các hành động đồng hành phối hợp cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Linh hoạt liên kết với các doanh nghiệp tại khu vực miền Trung và miền Bắc để thực hiện đơn hàng trước mắt. Chia sẻ các kinh nghiệm về tăng năng suất lao động trong các nhà máy. Trong bối cảnh phải cắt giảm lao động và thêm nữa phối hợp để cùng giải quyết vấn đề khủng hoảng container đang diễn ra trên toàn cầu.